Như ta đã biết nền công nghiệp ô tô đã có lịch sử hơn 100 năm kể từ khi chiếc ô tô đầu tiên ra đời vào năm 1886. Đến hiện nay đã có hơn 200 hãng ô tô và hàng nghìn mẫu xe ra đời Tuy nhiên, đối với thiết kế vô lăng xe hơi thì có rất ít sự thay đổi và hầu như không có gì gọi là thay đổi quá nhiều. Trong khi sự xuất hiện của xe hơi kéo theo sự bùng nổ của các cuộc cách mạng về thiết kế, công nghệ và sự an toàn được ứng dụng trên xe. Thì vô lăng xe hơi chỉ có chút ít thay đổi về tính năng, màu sắc, chất liệu để tối ưu cảm giác lái cho người dùng.
1. Vô lăng xe hơi là gì?
Vô lăng xe hơi hay còn gọi là vành tay lái hoặc bánh lái trong tiếng anh gọi là “Steering Wheel”. Đây là một bộ phận không thể thiếu vì nó ảnh hưởng đến khả năng điều khiển ô tô của người sử dụng. Được thiết kế dưới dạng hình tròn và nằm trong những bộ phận của hệ thống điều khiển ô tô được lắp đặt trong buồng lái. Ngoài ra dựa trên quy ước về phân luồng giao thông của từng nước, vô lăng có thể được lắp đặt bên trái hoặc phải tương ứng.
Theo quy ước thì trong trường hợp chiều chuyển động nằm bên phải thì nên lắp đặt vô lăng ở bên trái và ngược lại. Theo ý kiến của chuyên gia, khi hơi ô tô chạy ngược chiều nhau thì khoảng cách giữa 2 tài xế càng xa càng dễ điều chỉnh khoảng cách an toàn. Ở Việt Nam hiện nay theo quy định về luật giao thông thì chiều thuận nằm bên phải dẫn đến vô lăng phải được thiết kế ở bên trái trong buồng lái của xe hơi.
>> Tham khảo thêm: Sản phẩm phụ kiện bọc vô lăng cho ô tô
2. Cấu tạo của vô lăng
Ngành công nghiệp đóng tàu phát triển mạnh mẽ từ trước khi có sự xuất hiện của nền công nghiệp ô tô. Vô lăng xe hơi hiện nay chính là được cải biên và thừa hưởng thành tựu từ bánh lái của tàu thủy.
Hình dáng
Vào năm 1894 với sự ra mắt của mẫu xe đua Panhard 4 mã lực trong cuộc đua Paris-Rouen thì vô lăng dạng tròn đã được Alfred Vacheron trình làng. Từ khi đó cho đến tận bây giờ những chiếc vô lăng chính thức đều mang hình dáng này. Muốn kết nối với hệ thống lái của ô tô, chiếc vô lăng phải được kết nối cổ lái thông qua các chấu và số lượng chấu có thể thay đổi theo từng hãng xe.
Ban đầu các chấu được thiết kế dưới dạng ngôi sao 3 cánh hoặc hình chữ thập. Nhưng hiện tại khi mà tốc độ di chuyển ngày một tăng cao, thông số phức tạp. Buộc tài xế phải nắm bắt được tất cả thông số vận hành nên cấu tạo các chấu cũng thay đổi tương ứng. Do đó, thiết kế của các chấu có phần thay đổi sang hình chữ T hoặc nằm ngang. Ngoài ra trên một số phiên bản xe hơi thể thao vô lăng mang hình dạng đáy bằng D-Cut đôi khi vát bằng trên hoặc dưới như các dòng F1.
Chất liệu
Theo thiết kế truyền thống thì vô lăng được tạo ra các chất liệu cơ bản như sắt, gang hoặc gỗ. Thời đại thay đổi công nghệ liên tục phát triển mạnh nên vô lăng của những chiếc xe hiện đại được cấu thành từ hợp kim như nhôm hoặc magie với khả năng mang đến độ bền cao được bọc thêm da hoặc ốp vân gỗ mang đến sự hiện đại và sang trọng. Hiện nay các mẫu vô lăng từ cacbon được ứng dụng trên nhiều phiên bản xe đua hoặc hiệu năng cao để giúp trọng lượng giảm đáng kể.
Chức năng và tiện ích
Tùy theo từng dòng xe, hãng xe mà vô lăng được tích hợp các nút tiện ích mang đến sự thuận tiện và trải nghiệm tốt hơn cho người lái như nhận cuộc gọi đến, bấm còi xe, điều khiển dàn âm thanh, khóa cửa… Theo thiết kế của hãng xe và phân khúc mà vô lăng có thể được gắn cố định hoặc có thể điều chỉnh theo 4 hướng tiến – lùi – cao – thấp. Đồng thời cơ cấu điều chỉnh có thể bằng cơ hoặc điện, đặc biệt tích hợp khả năng nhớ vị trí với ghế và gương chiếu hậu mang đến tư thế lái thoải mái, thuận tiện nhất cho tài xế.
Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất còn tích hợp nhiều cần gạt khác nhau phía sau vô lăng, giúp người lai dễ dàng thao tác điều chỉnh đèn pha, xi nhan, lẫy chuyển số hoặc gạt nước mưa. Dạo những năm gần đây phía sau vô lăng của các dòng xe mang thương hiệu Mercedes còn được tích hợp cần số Direct Shift chỉ cần 1 chạm bạn có thể vào số P – N – R – D – M.
Cách thức hoạt động
Muốn khống chế hướng di chuyển của ô tô tài xế phải thông qua khả năng vận hành của vô lăng dựa vào cơ cấu hoạt động của cặp bánh răng và thanh răng của ô tô. Thanh răng được kết nối với ống kim loại bằng 2 đầu mút và đó là cơ cấu hoạt động cơ bản của hệ thống lái. Ngày nay, người lái có thể nhàn nhã điều khiển xe hơi hơn nhiều nhờ hệ thống trợ lực bằng thủy lực hoặc trợ lực lái điện.
3. Một số loại vô lăng xe hơi hiện nay
Những loại vô lăng điển hình được ứng dụng rộng rãi từ các dòng xe thông dụng cho đến những chiếc xe đua thể thao mạnh mẽ.
Vô lăng phổ thông hình tròn
Đây là mẫu vô lăng truyền thống được tích hợp các chức năng cơ bản và cũng là mẫu vô lăng phổ thông được ứng dụng nhiều nhất trên tất cả các mẫu xe, dòng xe hiện nay.
Vô lăng xe đua F1
Nằm trong những chiếc vô lăng đắt đỏ với nhiều tính năng nhất thế giới, giá trị của nó có thể lên đến 47.000 USD (khoảng 1,09 tỷ đồng). Với thiết kế không khác gì vô lăng của phi cơ chiến đấu. Vô lăng được vát bằng trên và dưới với vô số nút bấm, điều khiển 12 chức năng của dòng xe nhanh nhất thế giới này.
Các nút đó là nút giới hạn tốc độ khi vào pit stop, núm vặn giới hạn vòng tua động cơ, nút Talk giúp liên lạc với trạm điều khiển, nút DRS giúp giảm lực ép khi vượt, nút tiếp nước cho tay đua, bộ điều khiển visai hay mô-men xoắn cần thiết lên bánh xe ở các khúc cua…Đặc biệt chiếc vô lăng này còn có chức năng khóa bằng khớp an toàn có thể tháo rời, giúp tay đua có thể thoát khỏi xe nhanh chóng khi có sự cố xảy ra cần dừng khẩn cấp.
Qua bài viết trên Beauty CarPro muốn chia sẻ một ít thông tin về vô lăng xe hơi. Khi bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và mua phụ kiện hoặc phụ tùng cho các dòng ô tô số sàn hay số tự động trên tất cả các phiên bản SUV, Sedan, Van, Coupe, bán tải, mui trần… Hãy liên hệ ngay đến beautycarpro.com để được tư vấn hỗ trợ chi tiết.